Báo cáo ứng dụng Rotem và một số ca lâm sàng ứng dụng Rotem tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai

Trang chủ > Tin tức và sự kiện > Tin tức > Báo cáo ứng dụng Rotem và một số ca lâm sàng ứng dụng Rotem tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 12.09.2017, Công ty CP Medcomtech rất vinh dự được đăng cai tổ chức buổi hội thảo tại Trung tâm Chống Độc bệnh viện Bạch Mai với sự tham gia của PGS.TS Hà Trần Hưng – Phó giám đốc Trung tâm, ThS Lê Quang Thuận – Phó Giám đốc Trung tâm, BSCKII Đặng Thị Xuân – Phó Giám đốc Trung tâm và rất nhiều các bác sĩ đầu ngành của Trung tâm. Tại buổi hội thảo, thiết bị phân tích đàn hồi đồ cục máu Rotem nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía Trung tâm và được nhận định là một công cụ mới giúp các bác sĩ kiểm soát tốt hơn vấn đề rối loạn đông máu ở các bệnh nhận nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Đặc biệt là tính ứng dụng tại chỗ và hiệu quả nhanh đối với lâm sàng của người bệnh. Buổi hội thảo xoay quanh các nội dung như sau:

– Ứng dụng của Rotem tại Việt Nam: thiết bị Rotem đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi tính ứng dụng và hiệu quả cao. Rất nhiều bệnh viện lớn trên cả nước đã đưa Rotem vào sử dụng như một xét nghiệm thường quy giúp đánh giá nhanh chóng tình trạng rối loạn đông máu và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả. Có thể kể đến như viện Huyết học Truyền máu Trung Hương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện K Trung Ương, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh, Bệnh viện Từ Dũ.

– Ứng dụng của Rotem trong nhiễm khuẩn: báo cáo của Ts. Trần Thị Kiều My – giảng viên Đại học Y Hà Nội đã dẫn chứng các bài nghiên cứu trên thế giới, trong đó đề cao các xét nghiệm Rotem giúp giảm bớt việc sử dụng các chế phẩm máu, giảm lượng máu mất đi và tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.

– Áp dụng phân tích một số ca lâm sàng sử dụng xét nghiệm Rotem: trong bài báo cáo của Ts. Trần Thị Kiều My đã đưa ra một số ca lâm sàng tiêu biểu gần đây có sự trợ giúp của xét nghiệm ROTEM ví dụ như ca ghép gan tại Bệnh viện Việt Đức, ca chảy máu sau sinh, ca rối loạn đông máu sau mổ khớp háng, ca ung thư bóng vater, ca ngộ độc thuốc nam, ca liêm cầu lợn,…. Qua phân tích các ca lâm sàng, xét nghiệm ROTEM được các bác sĩ tại Trung tâm đánh giá rất cao ở các điểm:

+ Giúp đưa ra chẩn đoán và lượng chế phẩm máu cần truyền một cách nhanh chóng nhờ guideline đã được công bố và áp dụng trên thế giới
+ Làm giảm đáng kể lượng chế phẩm máu cần truyền giúp giảm nguy cơ rối loạn đông máu, giảm thời gian nằm viện cũng như giảm chi phí cho người bệnh
+ Sử dụng ROTEM cải thiện outcome khi đi kèm với thay đổi điều trị.