Ngày 29.11.2017, Bệnh viện Phổi Trung Ương tổ chức buổi hội thảo khoa học với tiêu đề: Đánh giá nhanh và khuyến cáo điều trị rối loạn đông cầm máu bằng xét nghiệm ROTEM® delta. Buổi hội thảo có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện, ThS.BS. Võ Trọng Thành – Trưởng khoa Huyết học – Truyền máu, BSCKII. Đoàn Văn Hiển – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BSCKII. Nguyễn Thành Long – Trưởng khoa Gây mê hồi sức, ThS. Đặng Văn Khiêm – Phó Trưởng khoa Ung bướu, và rất nhiều các bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện. Tại buổi hội thảo, thiết bị phân tích đàn hồi đồ cục máu ROTEM nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía Ban giám đốc và lãnh đạo các khoa viện bởi tính ứng dụng cao đối với các bệnh lý về phổi như các bệnh ho ra máu, phẫu thuật ung thư, bệnh lý thuyên tắc động mạch, tĩnh mạch, DIC,…. Đặc biệt là tính ứng dụng tại chỗ và hiệu quả nhanh đối với lâm sàng của người bệnh. Cụ thể nội dung buổi hội thảo:
Các hình thái rối loạn đông máu trên lâm sàng : Đây luôn là thắc mắc nhiều nhất của các bác sĩ lâm sàng bởi với trường hợp bệnh nhân cụ thể sẽ phải đưa ra chẩn đoán gì, dùng xét nghiệm gì và xử trí ra sao. Tại buổi hội thảo, TS. Trần Thị Kiều My – Giảng viên Đại học Y Hà Nội đã trình bày chi tiết, cụ thể các vấn đề liên quan rối loạn đông máu trên lâm sàng như các nguyên nhân gây ra rối loạn đông máu, các loại xét nghiệm đang có sẵn và kèm theo đó là những ca lâm sàng điển hình để đưa ra những phương hướng xử trí nhanh chóng, chính xác và hiệu quả . Đặc biệt, trong bài báo cáo của mình, TS. Trần Thị Kiều My có nhấn mạnh nhiều đến vấn đề tăng đông, huyết khối động mạch cũng như tĩnh mạch – vốn là vấn đề ít được quan tâm hơn so với vấn đề chảy máu nhưng lại gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Ứng dụng của ROTEM ở Việt Nam và trong các ca lâm sàng cụ thể: báo cáo của Ts. Trần Thị Kiều My đã dẫn chứng các bài nghiên cứu trên thế giới và các ca lâm sàng tiêu biểu trong thời gian gần đây ở Việt Nam có sử dụng máy ROTEM® delta, có thể kể đến như sử dụng máy ROTEM để theo dõi tình trạng rối loạn đông máu trong ghép gan, chấn thương, ngộ độc thuốc, phẫu thuật ung thư,.. Qua các ca lâm sàng, thiết bị ROTEM® delta được các bác sĩ tại bệnh viện đánh giá rất cao về việc các xét nghiệm ROTEM giúp đưa ra chẩn đoán nhanh và kịp thời, giảm bớt việc sử dụng các chế phẩm máu, giảm lượng máu mất đi và tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.
Cũng ngay sang tuần sau đó, nhận được lời mời, lời đề nghị từ khoa Gây mê hồi sức của Bệnh viện Phổi Trung Ương, Công ty CP Medcomtech vinh dự được tổ chức một buổi hội thảo với sự tham gia của đông đảo các bác sĩ và kỹ thuật viên của khoa Gây mê hồi sức. Qua bài báo cáo và phân tích các ca lâm sàng của TS. Trần Thị Kiều My, xét nghiệm ROTEM được các bác sĩ tại khoa đánh giá rất cao ở các điểm:
+ Giúp đưa ra chẩn đoán và lượng chế phẩm máu cần truyền một cách nhanh chóng nhờ guideline đã được công bố và áp dụng trên thế giới
+ Làm giảm đáng kể lượng chế phẩm máu cần truyền giúp giảm nguy cơ rối loạn đông máu, giảm thời gian nằm viện cũng như giảm chi phí cho người bệnh
+ Sử dụng ROTEM cải thiện outcome khi đi kèm với thay đổi điều trị
Phản hồi gần đây